Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Bản tin HPTC

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến của các đô thị trên thế giới nơi có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế cao. Đô thị và mạng lưới giao thông đã cùng song hành phát triển ngay từ khi con người có xu thế định cư tập trung, càng ngày càng có nhiều người có xu hướng thu hút đến sống tập trung tại các đô thị lớn.

Điều này làm cho giao thông đô thị bị quá tải và thậm chí đến mức không thể chịu nổi áp lực của vấn đề ùn tắc giao thông.

Ùn tắc giao thông là tình trạng xuất hiện khi nhu cầu về diện tích đường giao thông vượt quá khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại, là tình huống các phương tiện lưu thông với tốc độ thấp gây cản trở lẫn nhau trong tình trạng giao thông quá tải.

Ùn tắc giao thông xuất hiện từ nguyên nhân chủ yếu là trên cùng một diện tích đường có quá nhiều phương tiện hoạt động

Nguyên nhân chính       

Ùn tắc giao thông xuất hiện từ nguyên nhân chủ yếu là trên cùng một diện tích đường có quá nhiều phương tiện hoạt động mà không có một lựa chọn di chuyển khác. Hiện tượng này liên quan đến việc gia tăng sử dụng phương tiện cá nhân trong giao thông đô thị. Trước hết, theo xu thế dân số và kinh tế tăng trưởng sẽ dẫn đến gia tăng về nhu cầu đi lại. Trong trường hợp không có lựa chọn khác về phương thức đi lại, sẽ dẫn tới xu thế phát triển mạnh mẽ sử dụng phương tiện cá nhân.

Tại Mỹ, từ năm 1980 đến 2005, trong khi dân số phát triển 30% thì số phương tiện đăng ký tăng tới 60% và số km vận hành của phương tiện tăng lên 95%. Vấn đề tiếp theo liên quan đến việc gia tăng phương tiện cá nhân là thiếu đầu tư cho giao thông công cộng trong điều kiện không có những lựa chọn đi lại khác cũng làm gia tăng việc sử dụng phương tiện cá nhân. Ở Mỹ mặc dù dịch vụ vận tải công cộng phát triển mạnh nhưng việc hấp dẫn và tiếp cận cho mạng lưới này còn nhiều hạn chế. Gần 60% dân số Mỹ sống tại các trung tâm đô thị nhưng chỉ có 8,3% hộ dân sử dụng dịch vụ xe điện ngầm. Trên 50% người  Mỹ ở cách điểm dừng gần nhất trên 1/4 dặm. Trong tổng số chiều dài đường bộ ở Mỹ chỉ có 4,3% sử dụng cho vận tải công cộng.

Ở Singapore, chỉ trong vòng bốn năm, do thiếu đầu tư hợp lý cho hạ tầng giao thông công cộng số người sử dụng phương tiện công cộng đã giảm từ 54% năm 2004 xuống 51% năm 2009, tương ứng số người sử dụng phương tiện cá nhân tăng từ 38% lên 39%. Một nguyên nhân nữa cho việc gia tăng phương tiện cá nhân là nhiều cơ chế chính sách công cũng làm gia tăng xu thế sử dụng phương tiện cá nhân. Ở Mỹ việc phát triển không phù hợp mô hình đô thị và vùng ngoại ô tạo cho người dân không có lựa chọn nhiều ngoài sử dung phương tiện cá nhân, dẫn tới gia tăng ùn tắc và gia tăng nhu cầu xây dựng đường xá và bãi đỗ xe.

Những hệ lụy

Ùn tắc giao thông mang lại những hậu quả và hệ lụy tồi tệ cho đời sống đô thị. Thứ nhất là thiệt hại do lãng phí thời gian và nhiên liệu. Học viện Giao thông Texas (TTI) nghiên cứu 85 thành phố lớn nhất Mỹ đã tổng kết: ùn tắc giao thông đã gây lãng phí tới 3,7 tỉ giờ đi lại, 2,3 tỉ gallon nhiên liệu với tổng thiệt hại lên tới 63 tỉ USD trong năm 2003. Thứ hai, là ảnh hưởng của ùn tắc tới chính các cá nhân và gia đình họ. Mất đi thời gian họ đáng ra phải dành cho gia đình, con cái, bạn bè, mát đi cơ hội mọi người được sinh hoạt và chia sẻ cùng nhau. Cứ mất đi 10 phút đi lại hàng ngày, người ta sẽ mất đi 10% cơ hội dành cho các sinh hoạt cộng đồng. Năm 2003, mỗi người Mỹ mất khoảng 794 USD do lãng phí nhiên liệu và thời gian bởi ùn tắc trong giờ cao điểm.

Ảnh hưởng thứ ba do ùn tắc chính là tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu lửa. Ảnh hưởng thứ tư của ùn tắc đó là làm gia tăng chi phí trong kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu với chiến lược quan trọng là vận chuyển tức thì (just-in-time) các nguyên liệu thô, các thành phẩm và phân phối đúng lúc. Ở Mỹ phương tiện vận tải hàng hóa phân phối tới 75% các đầu mối sản xuất, tiêu thụ, việc chậm trễ trong vận chuyển do ùn tắc sẽ làm tăng chi phí kinh doanh.

Đối mặt với hiện tượng ùn tắc, nhiều nước trên thế giới đã thống nhất nhận định: vấn đề chính yếu không phải là loại bỏ triệt để ùn tắc giao thông mà là làm sao để ùn tắc không trở nên nghiêm trọng – điều này nói đến một lĩnh vực quan trọng đó là các chính sách và hoạt động quản lý vấn đề ùn tắc giao thông.

Có ba nguyên tắc chiến lược để định hướng cho việc xây dựng và triển khai các chính sách quản lý ùn tắc là phải gắn kết quy hoạch sử dụng đất và mong muốn của cộng đồng với các chính sách quản lý ùn tắc; phải làm sao để thời gian đi lại có thể dự tính được; phải quản lý tốt các trục đường có lượng phương tiện cao để đảm bảo hoạt động của toàn hệ thống.

Trong quản lý ùn tắc cần cải thiện hoạt động quản lý giao thông nhằm đạt hiệu quả tối đa về năng lực và lưu thông của mạng lưới đường giao thông; chuyển các thành phần tham gia giao thông sang sử dụng phương tiện công cộng giảm bớt nhu cầu sử dụng đường, giảm áp lực giao thông; cải tạo hạ tầng nhằm tăng năng lực của đường giao thông hiện có và xây dựng hạ tầng mới.

Mở rộng đường phù hợp với mỗi loại xe

Vận tải công cộng là lựa chọn hàng đầu

Trong nhiều chiến lược và giải pháp đấu tranh với nạn ùn tắc giao thông, vận tải công cộng luôn được coi là lựa chọn hàng đầu do tính ưu việt nổi bật của phương thức này là giảm thiểu nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu sử dụng phương tiện.

Để vận chuyển được 50,000 người/giờ/hướng, nếu sử dụng ôtô cá nhân phải cần tới một trục đường rộng 175m, trong khi đó nếu vận chuyển bằng xe buýt chỉ cần làn đường rộng 35m, vận chuyển bằng đường sắt thì chỉ cần chiều rộng đường 9m. Phát triển vận tải công cộng còn góp phần giảm thiểu nhu cầu mở rộng đất đô thị. Khi sử dụng phương tiện công cộng nhu cầu về diện tích đỗ xe có thể giảm từ 50%-60%.

Tuy nhiên, giải pháp xây dựng và mở rộng đường xá nhằm giảm ùn tắc chỉ có giá trị ngắn hạn. Theo thời gian nhu cầu giao thông sẽ gia tăng, phương tiện tham gia giao thông gia tăng sẽ làm tăng các chi phí kèm theo như chi phí do ùn tắc làm giảm vận tốc lưu thông, chi phí cho bãi đỗ xe, chi phí nhiên liệu, chi phí do ô nhiễm môi trường.

Đầu tư và khai thác tốt một hệ thống vận tải công cộng có thể góp phần giảm ùn tắc tới 27%. Một kết quả nghiên cứu đã chứng minh: Tại các khu đô thị rất lớn (dân số từ 3 triệu trở lên) như New York, New Jersey và Connecticut: hệ thống vận tải công cộng đã góp phần tiết kiệm 52 triệu giờ đi lại và tiết kiệm 6 tỉ USD chi phí nhiên liệu và thời gian. Tại các khu đô thị lớn (dân số từ 1 - 3 triệu) như Seattle, hệ thống vận tải công cộng đã góp phần tiết kiệm 6 triệu giờ đi lại và tiết kiệm 552 triệu USD chi phí nhiên liệu và thời gian.  

Tại các khu đô thị trung bình (dân số từ 500.000-1triệu) như Salt Lake City, hệ thống vận tải công cộng đã góp phần tiết kiệm 1,3 triệu giờ đi lại và tiết kiệm 73 triệu USD chi phí nhiên liệu và thời gian. Tại các khu đô thị nhỏ (dân số dưới 500.000-1triệu) như Colorado Spring, hệ thống vận tải công cộng đã góp phần tiết kiệm 189.000 giờ đi lại và tiết kiệm 3,5 triệu USD chi phí nhiên liệu và thời gian.

Hàng ngày hàng giờ càng có thêm nhiều phương tiện được đưa vào hệ thống giao thông, và ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống chúng ta. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp, các ngành sản xuất và nền kinh tế đang phải trả giá cao cho vấn nạn ùn tắc giao thông. Thời gian đi lại và thời gian chậm trễ gia tăng, mất mát cơ hội, chi phí tăng cao, tai nạn gia tăng, suy giảm cạnh tranh và gia tăng ô nhiễm chính là hệ luy của ùn tắc giao thông.

Thực tiễn cuộc sống đặt ra: xây dựng một hệ thống vận tải công cộng với tiêu chí nhanh chóng, chi phí hơp lý và tin cậy chính là lối ra cho cho việc giảm  thiểu ùn tắc và áp lực giao thông.

Cùng với  mục tiêu giảm ùn tắc, giao thông công cộng còn tạo ra những giá trị quan trọng:  Cải thiện mức độ tự do, lựa chọn và phương thức đi lại cho mỗi cá nhân, Tăng cường khả năng tiếp cận tới các hoạt động kinh tế, xã hội, Góp phần tăng cường mức độ thịnh vượng nền kinh tế, Góp phần bảo vệ cộng đồng và môi trường tự nhiên.

Th.S Nguyễn Hoàng Hải

Giám đốc TT Quản lý & điều hành Giao thông đô thị HN

 

 

 

Các tin khác :
  • THÔNG BÁO (31/03/2024)
  • THÔNG BÁO (25/03/2024)
  • KẾ HOẠCH Tổ chức VTHKCC phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024 (06/02/2024)
  • THÔNG BÁO (25/12/2023)
  • LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (16/10/2023)
  • (16/10/2023)
  • Thông báo về kết quả điểm thi viết vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức làm việc tại Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội năm 2023 (21/09/2023)
  • Thông báo về việc tổ chức vòng 2 (Thi viết) kỳ xét tuyển viên chức làm việc tại Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội năm 2023 (13/09/2023)
  • THÔNG BÁO (06/09/2023)
  • Thông báo v/v tuyển dụng viên chức (25/07/2023)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án