Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thời gian qua có chiều hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, dù muộn, nhưng đã đến lúc nên chọn phương án xây dựng, phát triển đường sắt nội-ngoại ô để giải bài toán này.

Giao thông đường sắt được ví như động mạch chủ

Giao thông được ví như mạch máu, trong đó đường sắt là động mạch, xe buýt, taxi, xe máy... là mao mạch. Lâu nay, chúng ta đã sai lầm, không quan tâm đến việc phát triển đường sắt cho đúng tầm. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, phát triển đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh đều phải trên cơ sở tiền đề phát triển đường sắt nội ngoại ô.

Thật là buồn ở ta, có người lại nghĩ phải “đuổi” đường sắt ra khỏi thành phố. Nhiều chuyên gia Nhật Bản đã phản đối kịch liệt cách làm này của VN. Trao đổi với phóng viên Báo GTVT vào một ngày đầu năm mới Canh Dần, ông Nguyễn Kim Lăng, Phó Tổng giám đốc Công ty Tư vấn giao thông (TEDISOUTH) đã khẳng định như vậy.

Ai cũng biết, đi đôi với tăng trưởng kinh tế là tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, qui mô các đô thị ngày càng tăng, dẫn đến phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có tắc nghẽn và tai nạn giao thông. Lợi thế của đường sắt là chuyên chở được khối lượng lớn, an toàn, đúng giờ, giá vé hợp lý... Điều không thể phủ nhận là, phát triển đô thị mới phải trên cơ sở phát triển vận tải công cộng mà mạng đường sắt đô thị là xương sống.

Xe buýt là các nhánh xương cá tới các khu dân cư có quy mô nhỏ hơn và taxi, xe ôm đảm nhận các khu dân cư cá biệt. Trong đó nhà ga nằm trong khu đô thị mới. Quảng trường nhà ga chính là trung tâm thương mại với không gian mở liên kết đường sắt, đường bộ.

Kinh nghiệm từ Công ty Tokyu, Nhật Bản cho thấy họ đã rất thành công với phương thức tư nhân đầu tư xây dựng đường sắt đô thị với các khu đô thị mới. Hiện tuyến số 5 của Hà Nội là tuyến Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc đang được nhiều nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản quan tâm với phương thức đầu tư giống như Công ty Tokyu trong việc xây dựng tuyến đường sắt Tokyu ở Nhật Bản .

Hà Nội dự định xây dựng 5 tuyến đường sắt đô thị

10 năm qua, nhiều dự án xây dựng đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM đã được đề cập. Từ đường sắt trên cao đến tàu điện ngầm, trong đó Hà Nội với 5 line, TP HCM với 9 line... Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị ở 2 TP Hà Nội và TP HCM lên tới 12,7 tỷ USD.

Thế nhưng, cho đến giờ phút này tất cả vẫn chỉ là trên... giấy, có một hai dự án đã khởi động, động thổ... rồi lại “án binh bất động”. Hà Nội đã ra quyết định đầu tư xây dựng 2 dự án đường sắt trên cao là Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên.

Thế nhưng, cả hai dự án này mới dừng ở những thủ tục đầu tiên. Đơn cử như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13,05km, có tổng mức đầu tư 8.769.965 triệu đồng. Dự kiến, đến năm 2014 sẽ đi vào khai thác. Tuy nhiên, đến giờ này vẫn chưa có mặt bằng, cho dù nhà thầu Trung Quốc đã bố trí được vốn. Dự án xây dựng giai đoạn 1 tuyến đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên hiện đang gặp khó khăn cả về vốn lẫn mặt bằng.

Một tuyến đường sắt đô thị khác đang trở thành vấn đề “nóng” thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư theo hình thức mới, lần đầu tiên có ở VN là đầu tư xây dựng đường sắt theo hình thức BT. Đó là tuyến đường sắt đô thị số 5 từ Nam Thăng Long - Láng - Hòa Lạc. Dự án được sự quan tâm của 7 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc và một công ty VN với tổng mức đầu tư trên 1,5 tỷ USD. Đây cũng là những tín hiệu thể hiện các dự án đường sắt đô thị đang hấp dẫn nhà đầu tư và chủ trương xã hội hoá hạ tầng đang thành hiện thực.

Hiện các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (chưa bao gồm địa giới Thủ đô mở rộng) được hình thành với 3 tuyến chính và 2 tuyến nhánh, tổng chiều dài khoảng 128km. Riêng tổng vốn dự kiến cho các dự án này là 7.262 triệu USD, trong đó vốn vay ODA chiếm khoảng 80%.

Theo Bộ GTVT, đến thời điểm này, 5 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đang được triển khai gồm: Tuyến trên cao Ngọc Hồi - Yên Viên (1.725 triệu USD); tuyến Từ Liêm/Nam Thăng Long - Thượng Đình (1.910 triệu USD); tuyến Nhổn- ga Hà Nội (767 triệu USD); tuyến Hà Nội- Hà Đông (470 triệu USD) và tuyến Daewoo - Láng - Hòa Lạc (600 triệu USD). Trong các dự án trên, mới chỉ có đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội khởi công hạng mục đầu tiên từ năm 2006, nhưng sau đó lại “đắp chiếu” vì không có mặt bằng.

9 dự án đường sắt đô thị sẽ được xây dựng tại TP HCM

Đường sắt đô thị tại TP HCM được qui hoạch thành 2 hệ thống là tàu điện ngầm với 6 tuyến dài 92km và xe điện trên mặt đất hoặc monoray với tổng nguồn vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng 5.479 triệu USD, trong đó vốn vay ODA chiếm khoảng 80%.

Hiện, có 4 dự án đường sắt đô thị tại TP đang được triển khai với 4.259 triệu USD, bao gồm: tuyến Bến Thành - Suối Tiên (1.091 triệu USD); tuyến metro số 2 (1.250 triệu USD); tuyến metro số 3a (880 triệu USD) và tuyến metro số 4 (1.038 triệu USD). Một số dự án tàu điện ngầm và đường sắt trên cao (monorail) đã được lập như: tuyến Bến Thành - Biên Hòa, Bến Thành - Bến xe Miền Tây, Bến Thành - Tân Sơn Nhất - An Sương với khoảng 5 tỷ USD.

Hệ thống metro ở TP HCM bao gồm các tuyến: Bến Thành- Bình Tây - Phú Lâm - An Lạc dài khoảng 15km, sẽ ưu tiên thực hiện trước đoạn Bến Thành - Bình Tây dài 5km; Bến Thành - Gò Vấp dài 11km chiều dài, ưu tiên trước đoạn Bến Thành - công viên Chiến Thắng (Quận Tân Bình) dài 5km; Bến Thành - Thủ Đức - Biên Hòa dài 23km, ưu tiên làm trước phần Bến Thành - Thủ Đức dài 11km; Bến Thành - Thủ Thiêm đến vùng trung tâm khu đô thị tương lai là Xóm Chông, Xóm Mới, dài khoảng 5km.

Dự kiến các tuyến tàu điện ngầm sẽ đảm nhận khoảng 600-800 triệu lượt hành khách vào những năm đầu đưa vào khai thác. Trong tương lai xa, các tuyến metro sẽ phát triển dần thành tuyến vòng tròn khép kín như nhiều thành phố lớn trên thế giới, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao trong nội thành cũng như các vùng phụ cận, nhất là trên các tuyến trục trọng yếu.

Việc gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các dự án metro thời gian gần đây cũng khá sôi động. Tập đoàn Siemens của Đức dự kiến sẽ đầu tư 2 tuyến metro với tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu euro. Trong đó, TP HCM sẽ chịu 30% vốn, còn lại sẽ vay 100 triệu euro từ nguồn vốn trợ phát triển chính thức của Đức và 20 triệu euro từ Áo.

                                                       Theo báo GTVT

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án