Trong những năm gần đây, thế giới nói nhiều tự sự cần thiết phải có một Hệ thống Giao thông Thông minh (lntelligent Transport System - ITS).
Về thực chất, ITS là sự ứng dụng công nghệ cao điện tử, tin học và viễn thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải. Tại một số nước phát triển, tự động hoá truyền tin trong giao thông vận tải đã được triển khai hàng chục năm nay. Mục tiêu của ITS là gì? ITS được coi là một hệ thống lớn, trong đó con người, phương tiện giao thông, mạng lưới đường giao thông là các thành phần của hệ thống, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm bảo đảm cho hệ thống giao thông vận tải đạt các mục tiêu: giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, hạ giá thành vận chuyển; tăng hiệu quả vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc đi lại… Nhật Bản là một điển hình thực hiện ITS. Bước khởi đầu để triển khai ITS tại Nhật Bản , các thông tin về giao thông được cung cấp qua Hệ thống thông tin liên lạc 1 phương tiện giao thông (VICS). Đây là một 1 hệ thống dữ liệu số nhằm cung cấp cho các lái xe thông tin cập nhật về giao thông đường bộ. Sử dụng hệ thống này, thông tin chi tiết về đường bộ cần thiết cho lái xe được truyền đi từ cột tín hiệu đặt trên đường tới hệ thống thiết bị định vị đặt trên xe. Thông tin truyền diện rộng được thông qua đài phát sóng FM. Từ 1996-1998, số lượng hệ thống VICS bán ra đã đến 600.000 chiếc. Nơi được trang bị đầu tiên là các đường phố của thủ đô Tôkyô. Hệ thống hỗ trợ lái xe tự động trên đường cao tốc (AHS) để được nghiên cứu và phát triển từ năm 1991. Mục tiêu nghiên cứu là cảnh báo những nguy hiểm phiá trước trên đường, xác định vị trí của các phương tiện giao thông khác, ngăn ngừa va đập đằng sau. AHS được nghiên cứu trên 3 lĩnh vực chủ yếu: Thông tin: nghiên cứu việc cung cấp thông tin cho lái xe; Điều khiển: nghiên cứu hỗ trợ điều khiển xe; Dẫn đường tự động: nghiên cữu hỗ trợ lái xe hoàn toàn tự động . Sự an toàn của lái xe là trách nhiệm của hệ thống này. Dự án Phương tiện giao thông an toàn cao (ASV) cũng đã bắt đầu được nghiên cứu từ 1991 bao gồm 6 lĩnh vực và 32 hệ thống. Nhiều kết quả đã đạt được trong phát triển công nghệ tự động. Một số nhà sản xuất ô tô đã bán ra các hệ thống điều khiển dẫn đường thích ứng. Hệ thống thu thuế đường điện tử để chống ùn tắc giao thông (ETS) đã được nghiên cứu từ 1990 và triển khai từ tháng 3-1997. Hệ thống này của Nhật Bản phù hợp với tất cả các kiểu thu thuế đường trong khi sử dụng cùng một thiết bị trên xe. Giai đoạn từ 2000 đến nay thực sự là một cuộc cách mạng trong hệ thống giao thông với các dịch vụ của ITS cho người sử dụng ở Nhật. Từ năm 2005-2010, theo chương trình đã xây dựng, ITS sẽ kết hợp công nghệ mới với nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện pháp chế và thể chế xã hội, lái xe tự động sê trở thành hiện thực, hạn chế tối đa ùn tắc giao thông. Nhật Bản đất hẹp người đông nhưng rất tự hào vì đã áp dụng công nghệ phát triển các dữ liệu điều khiển bằng máy tính cho hàng triệu ô tô, tạo nên một phương tiện đi lại thông minh nhất thế giới.
Hệ thống điều hướng ô tô ở Nhật Bản có thể nhanh chóng báo cho người lái xe đường nào đang bị tắc. Sử dụng một hệ thống phát thanh radio FM điều khiển bằng máy tính để thu thập và gửi thông tin từ hơn 18.000 đèn hiệu tia hồng ngoại và sóng radio cài đặt dọc theo đường phố, các hệ thống nói trên có thể tính toán được thời gian để vượt qua các vụ tắc nghẽn giao thông ở các thành phố rồi tìm ra đường đi nhanh nhất. Tuy nhiên chỉ có khoảng một triệu xe rong số 70 triệu ô tô trên đường phố Nhật hiện nay có khả năng này. Nguyên nhân là do đa số các hệ thống điều hướng được bán ở Nhật chỉ mang lại cho người điều khiển xe một phần thông tin về tình hình giao thông hiện tại. Hơn nữa, thiết bị do người buôn bán cung cấp có chất lượng thấp và các hệ thống điều hướng cao cấp chưa được quảng cáo nhiêu ở Nhật. Các sản phẩm chất lượng khá lại quá đắt. Giá mỗi hệ thống từ 950 đến 1.900 USD cộng với 240 USD cho khả năng thu thập thông tin kịp thời và các khoản khác.
“Tôi vẫn đang chờ công ty tôi lắp đặt hệ thống này”, Keizo lida - một tài xế tại thủ đô
Một lý do khác đó là: Công ty vận tải công cộng Highway Public - một tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát các hệ thống vận tải và đường bộ quốc gia, đã bị chỉ trích vì quá mục nát và lãng phí. Chính quyền hiện tại đang nỗ lực tư hữu hoá tổ chức này để các hoạt động của nó trong sạch hơn và mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Các máy thu phí điện tử các con đường được gắn nhưng con chíp máy tính và những chiếc ô tô thông minh chưa liên quan nhiều đến công nghệ tiên tiến song sự đan xen giữa các hệ thống này lại khá phức tạp. Nhưng trở ngại lớn vẫn còn tồn tại trước khi Chính phủ, các cơ quan và ngànhgiao thông công cộng có thể thoả thuận về các tiêu chuẩn, phương thức và các khoản phí để tạo nên hệ thống lưu thông thông mình.
“Để có toàn bộ hệ thống nói trên, mọi người phải cùng nhất trí về cách thức tiến hành, lựa chọn loại công nghệ, các tiêu chuẩn cần sử dụng và đối tượng chi trả cho hệ thống... ĐÓ là những vấn đề thực sự phức tạp”, Gabriel Sanchez - Giám đốc của Hiệp hội vận tải thông minh, một tổ chức phi lợi nhuận của bang Washington D.C, Mỹ, nói.
Tuy nhiên trên thực tế, không cần có bất cứ sự nỗ lực kết hợp nào, các hệ thống vận tải thông minh vẫn đang tiến những bước chậm nhưng chắc.
Mới đây, ông Sanchez đã đến Nhật Bản để tham gia một cuộc hội thảo vế giao thông vận tải. Ông cho biết sở dĩ quốc gia này đang dẫn đầu về công nghệ định vị từ xa (công nghệ kết nối các xe ô tô với các máy tính và viễn thông) là do cả Chính phủ và các nhà sản xuất ô tô như Toyota Motor Corp đều đồng lòng nỗ lực triển khai rộng rãi công nghệ trên.
Thế hệ kế tiếp của hệ thống định vị từ xa có thể kết nối ô tô với các phương tiện giao thông khác. Trong các cuộc thử nghiệm của Viện công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia Nhật, các ô tô kết nối không dây với nhau để lấy thông tin về các vụ tai nạn giao thông hoặc vị trí của xe cứu thương. Hình ảnh một xe cứu thương hoặc một chiếc ô tô bị đâm sẽ hiển thị trên màn hình khi các tín hiệu được nhận từ các phương tiện giao thông khác và thông tin sẽ được truyền từ ô tô này đến ô tô kia.
Tại Nhật, thậm chí người đi bộ cũng dùng máy định vị từ xa. Trong các dự án nghiên cứu gần đây, công nghệ giọng nói kết hợp mắt kính và tai nghe cho người mù để thu nhận các tín hiệu tia hồng ngoại. Khi nhận được các tín hiệu giao thông, hệ thống sẽ phát ra âm thanh "đỏ, đỏ, đỏ" hoặc "xanh, xanh, xanh" để cảnh báo người sử dụng khi qua đường. Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất áp dụng hệ thống vận tải thông minh trên đường phố. Tại Mỹ, cơ quan nghiên cứu ITS đã được thành lập từ năm 1990 với tên gọi "Hiệp hội phương tiện giao thông thông minh đường bộ Mỹ". Người lái xe Mỹ sẽ được giảm một số lệ phí nếu thanh toán bằng điện từ. Từ năm 1992, Liên minh châu Âu (EU) đã có nhiêu chương trình, dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong giao thông vận tải. Năm 1998, Hàn Quốc là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị quốc tế về ITS và công bố chương trình tổng thể quốc gia về ITS do – Bộ Giao thông vận tải và Xây dựng chủ trì. Năm 1996, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc đã thành lập Trung tâm nghiên cứu về ITS và hệ thống quản lý giao thông tự động đã được triển khai ở Bắc Kinh. Malaixia đang đẩy mạnh phát triển ITS và đã có dự án tổng thể về ITS. Hệ thống ITS đã được lắp đặt ở một số tuyến đường thu thuế. Năm 1996, các cơ quan của Chính phủ Nhật Bản đã phối hợp soạn thảo"Chương trình tổng thể về ITS của Nhật Bản". Tại Xinhgapo, Chính phủ buộc người lái xe phải sử dụng máy thanh toán lệ phí cầu đường số. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng ITS là cần thiết, và phải làm từng bước cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, để đến năm 2020 có cơ sở hạ tầng cho ITS như một số nước trong khu vực hiện nay.
Theo Register Magazin
Các tin khác :