Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN ĐIỂM DỪNG

         Điều kiện cơ sở hạ tầng Hà Nội không thuận tiện với người đi bộ. Đặc biệt là những người khuyết tật, người già và phụ nữ có thai rất khó và thậm chí là nguy hiểm để đi đến các điểm dừng và lên xe buýt.

         Viện Verkehrswirtschaft của Trường đại học Hannover đã thực hiện cho dự án ECOTRANS một nghiên cứu về "Tiếp cận điểm dừng xe buýt dọc theo tuyến đường đê của Hà Nội“. Nghiên cứu đã phân tích hiện trạng và đưa ra thiết kế để cải thiện các vị trí và khả năng tiếp cận các điểm dừng.

         Dự án Hà Nội Ecotrans đã chuẩn bị phương án triển khai cho tuyến mẫu từ Gia Lâm tới Mỹ Đình cũng như trên tuyến đường hành lang Nguyễn Trãi.

Các nguyên tắc thiết kế:

          Các điểm dừng trên các tuyến đường 2 chiều phải đối diện nhau,

          Chúng phải được kết nối với dải sang đường có bảo vệ cho người đi bộ,

          Xe buýt phải có khả năng dừng thật sát với lề đường – không có khoảng cách!

          Phần đường dành cho người đi xe đạp nên ở phía sau nhà chờ để xe buýt không chạy vượt lên hoặc cắt qua dòng xe đạp. Người sử dụng xe đạp phần lớn là trẻ em và các người nghèo nên họ cần được bảo vệ.

      Vì Hà Nội không có các xe buýt sàn thấp, mà chỉ là các xe có sàn bán thấp với độ cao sàn 60 cm. Ở độ cao này, xe buýt có thể tiếp cận lề đường độ cao đã được nâng lên 35 cm. Điều này có nghĩa là nền của nhà chờ xe buýt chỉ cao hơn 15 cm so với độ cao của vỉa hè thông thường. Một dốc thoai thoải sẽ tạo điều kiện tiếp cận nhà chờ mà không phá vỡ vỉa hè. Khi đó, để lên phương tiện chỉ cần một bước chân nên rất thoải mái. Người khuyết tật có thể lên phương tiện bằng một dốc trượt được thiết kế trên xe buýt.

Nghiên cứu: Cải thiện điều kiện tiếp cận điểm dừng trên tuyến đường đê

         Tuyến đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư (dọc theo tuyến đường đê của Hà Nội) đã được chọn để thực hiện vì đây là trục trung chuyển cũng như hoạt động của một vùng dân cư rất đông đúc. Trên trục này, người đi bộ băng qua đường rất khó khăn vì giao thông hai chiều bị ngăn cách bởi rào chắn và khác cao độ.

 

 

Khó khăn khi băng qua đường

         Nghiên cứu đã được thực hiện bởi Viện Giao thông, kỹ thuật đường bộ và quy hoạch (IVE) của Trường đại học Hannover. Đề xuất tập trung vào:

          Phương án bố trí cho từng phương thức vận tải (làn xe đạp, điểm dừng xe buýt).

         → Các dải sang đường dành cho người đi bộ.                                    

         → Bổ sung khu đỗ xe và làn cho xe đạp và xe máy.

Đề xuất làn xe buýt ở giữa

Điểm dừng xe buýt  và đường dành cho xe đạp

Xây dựng điểm trung chuyển xe buýt

          Hành khách cần chuyển tuyến buýt khi đi lại trong thành phố. Tất nhiên việc chuyển tuyến là có thể thực hiện được nhưng thông thường, đây là phần nguy hiểm nhất trong chuyến đi. Điểm trung chuyển hiện đại và tiện nghi đầu tiên đã được xây dựng trong dự án ASIATRANS. Trong dự án Hà Nội ECOTRANS, một điểm trung chuyển được sử dụng thường xuyên và hiện nay đang rất nguy hiểm đã được thiết kế lại: Long Biên. Công việc xây dựng có thể sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2007 và hoàn thành cuối tháng 3 năm 2008.

          Nguyên tắc của điểm trung chuyển là các tuyến xe buýt khác nhau sẽ dừng lại trên cùng một dải chờ. Dải chờ của hướng đi ngược lại sẽ dễ dàng tiếp cận bằng cách vượt qua làn xe buýt. Để bảo vệ điểm trung chuyển khỏi các phương thức giao thông khác, tốt nhất nên đặt điểm trung chuyển ở giữa đường. Cũng cần phải có các vị trí dành cho người đi bộ và người khuyết tật sang đường.

           Long Biên đã được chọn vì đây là địa điểm đặc biệt (một đầu của chiếc cầu nổi tiếng, gần chợ đêm và nhà ga xe lửa). Điểm trung chuyển này sẽ phục vụ 19 tuyến buýt và lượng hành khách lớn. Hiện tại nơi đây đây chưa vẫn chưa được tổ chức tốt (các nhà chờ cách xa nhau và không thu hút, không có dải sang đường, giao thông lộn xộn).

Các định hướng chính:

         - Giải quyết các vấn đề về giao thông thông qua việc tạo ra một đảo tròn giúp giảm số điểm xung đột.

         - Xây dựng một điểm trung chuyển xe buýt đáp ứng điều kiện hiện trạng và tương thích với các dự án trong tương lai kết nối tới khu vực này (BRT, metro)

        - Với 3 dải chờ và 4 vùng dừng xe, năng lực của điểm trung chuyển là 300 xe buýt/giờ với hàng nghìn hàng khách.

        - Tất cả các thiết kế đều phù hợp với người khuyết tật.

Tổ chức chung về giao thông, vùng da cam là điểm trung chuyển xe buýt

           - Cải thiện cảnh quan: các nhà chờ và không gian công cộng đã được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp để đưa ra một khung cảnh đẹp tại khu vực.

Nhà chờ và không gian công cộng

Tiếp cận đối với người khuyết tật

        Một nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tính khả thi của việc thực hiện giao thông tiếp cận cho người khuyết tật trên một tuyến buýt của hệ thống buýt ở Hà Nội. Tuyến được chọn là tuyến 34 do có phương tiện phù hợp (sàn thấp và cửa rộng), đồng thời đây là một tuyến đô thị đáp ứng tốt nhu cầu của người khuyết tật.

         Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy tuyến được chọn là phù hợp và không quá mất nhiều chi phí với điều kiện Hà Nội cung cấp được xe buýt phù hợp.

         Đối với xe buýt Renault (sử dụng trên tuyến 34) để sử dụng cho giao thông tiếp cận cần:

         - Bỏ thanh chống ở cửa sau

         - Lắp đặt một dốc lên xuống đặc biệt có khả năng di chuyển (một bản mẫu đã được làm bởi các chuyên gia của dự án Hà Nội EcoTrans) để người sử dụng xe lăn có thể dễ dàng di chuyển lên xe buýt từ điểm dừng.

       Chiếc dốc dài 120 cm có thể dễ dàng kéo ra và đẩy vào bởi nhân viên bán vé khi có người khuyết tật cần sử dụng.

       Dốc này có thể lắp đặt trên 2 loại xe buýt đang được sử dụng ở Hà Nội: xe Renault SC10 và xe Tanda China

       Chi phí thấp: khoảng 1 600 000 VND (70 euro) một chiếc.

       Ngoài ra, cơ sở hạ tàng cũng nên được triển khai như sau:

  • Nâng cao vỉa hè để giảm độ nghiêng của dốc.
  • Vỉa hè được phân thành 2 vùng riêng biệt bởi hàng rào hoặc các cột:

              -   Vùng nâng cao (màu đỏ) là nơi dừng của xe buýt,

             -    Phần còn lại của vỉa hè (màu vàng) là vị trí trung chuyển

    • Thiết kế lề đường đặc biệt cho phép xe buýt tới sát vỉa hè

 

Các nghiên cứu về tiếp cận điểm dừng

        Các nghiên cứu về tiếp cận điểm dừng đã được thực hiện bởi bộ phận nghiên cứu theo yêu cầu của Tramoc:

  • Làn đường riêng dành cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi (quốc lộ số 6):

      Giải pháp đề xuất bao gồm làn đường xe buýt ở giữa sẽ là giải pháp tốt nhất đối với hiệu quả hoạt động buýt cũng như an toàn giao thông đối với các phương thức vận tải khác.

       Vấn đề về người đi bộ sang đường được giải quyết bằng việc sử dụng hệ thống đèn tín hiệu hiện tại hoặc làm giảm tốc độ các dòng giao thông.

  •  Ga đường sắt Hà Nội:

      Một nghiên cứu về hoạt động của xe buýt, xe taxi, xe ô tô tư nhân và xe ôm cũng như cải thiện không gian công cộng đã được triển khai.

       2 lựa chọn được đề xuất:

Sơ đồ thiết kế đề xuất trên đường Nguyễn Trãi

Hoạt động buýt ở phía bắc Hoạt động buýt ở phía Nam

Nút giao thông Cửa Nam

          Nút giao thông Cửa Nam là một trong những nút phức tạp nhất trong thành phố: nó điểm giao của 6 tuyến đường và 3 điểm dừng. Phương án đề xuất là bố trí một điểm dừng xe buýt ở làn giữa.

 

Làn giữa là giải pháp hiệu quả nhất cho hoạt động buýt

Video Clip

 

 

Đối tác dự án