Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
An toàn giao thông

Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ vào những giờ cao điểm tại Hà Nội như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, và kiểm soát tốt sự phát triển của các phương tiện cá nhân.

  Hạ tầng thiếu đồng bộ
   Hiện, trên địa bàn TP có 583 tuyến đường đặt dưới sự quản lý của Sở GTVT, với tổng chiều dài khoảng 1.178km, gồm các loại đường từ đường hướng tâm, vành đai… Hệ thống giao thông tồn tại nhiều yếu kém và trở thành thách thức của giao thông đô thị Hà Nội hiện nay như, các đường vành đai, đường hướng tâm chưa hoàn thiện, sự giao cắt của tuyến đường sắt quốc gia qua trung tâm TP vẫn tồn tại. Ngoài ra, việc phân cấp mạng lưới đường trong đô thị không rõ ràng, mặt cắt ngang không tương xứng với chức năng đường đảm nhiệm, vỉa hè lòng đường bị lấn chiếm nghiêm trọng.
   Hơn nữa, các điểm bến bãi đỗ xe rất thiếu, hiện toàn TP chỉ có trên 150 điểm trông giữ xe công cộng với diện tích khoảng 272.000m2, chỉ đạt khoảng 1-1,5% diện tích đất đô thị, trong khi theo yêu cầu phải có từ 3-5%.
   Trong khi hạ tầng giao thông phát triển còn chậm, chưa đồng bộ thì tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông lại rất mạnh. Toàn TP hiện có 3,7 triệu xe máy, 400.000 ô tô. Ông Michael Bose chuyên gia quy hoạch đô thị, cố vấn cao cấp của trường ĐH Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam là nước sở hữu nhiều xe máy nhất trên thế giới, và là nước đứng thứ 4 về lượng xe máy bán ra hàng năm. Tốc độ di chuyển tại  TP Hà Nội vào giờ cao điểm chỉ đạt 15-20km/h. Tuy nhiên, ông Bose cảnh báo, nếu tình trạng ách tắc còn gia tăng như hiện nay, thì tốc độ di chuyển sẽ còn giảm mạnh trong thời gian tới. Ngoài ra, hành vi tham gia giao thông của người Việt Nam thường không có kỷ luật. “Nếu Hà Nội không tập trung phát triển hạ tầng giao thông công cộng thì sẽ bị tê liệt do tắc nghẽn giao thông vào những giờ cao điểm. Nhiều người cho rằng, xe máy là nguyên nhân gây tắc nghẽn, tai nạn, song, nếu người dân chuyển xe máy sang sử dụng ô tô thì tình trạng còn tồi tệ hơn”, ông Bose nói.

  Để giảm ùn tắc, theo nhiều chuyên gia, nên phát triển giao thông công cộng

 Theo ANTĐ   

 

 

Các tin khác :
  • Bài giảng và số hóa bộ tài liệu tập huấn bảo vệ an toàn cho hành khách khi đi xe buýt (28/12/2022)
  • Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (10/07/2020)
  • Sáng tác thơ ngắn hưởng ứng chương trình "Doraemon với An toàn giao thông" (02/04/2019)
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và Đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8 (20/07/2016)
  • Hà Nội sẽ phân luồng lại một số tuyến vận tải (25/04/2016)
  • Kiểm tra sức khỏe của lái xe, tăng cường công tác quản lý bến xe và chấn chỉnh hoạt động kiểm định phương tiện giao thông (05/06/2014)
  • Tài xế xe buýt vi phạm giao thông sẽ bị ghi hình (15/03/2013)
  • Gần 150 đạo chích xe buýt, bệnh viện sa lưới (03/01/2013)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án