Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
An toàn giao thông

Ngày (24/3) tại Hà Nội, Uỷ ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu (GRSP), Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ GTVT và Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) tổ chức Hội thảo Quốc gia về “Rượu bia và TNGT đường bộ”. Hội thảo nhằm xây dựng và thúc đẩy các biện pháp tuyên truyền cũng như thực thi các quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông.

Những con số biết nói

 Theo WHO, mỗi ngày trên thế giới có hơn 3.000 người chết do thương tích giao thông đường bộ, trong đó 85% người chết và 90% người chịu thiệt hại về tuổi thọ do thương tật để lại. Thương tích giao thông đường bộ được xác định là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho nhóm người trẻ từ 5 – 25 tuổi.

 Cũng theo WHO, ước tính mỗi năm trên thế giới, chi phí cho TNGT đường bộ là 518 tỷ USD. Thiệt hại do TNGT chiếm từ 1 – 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở những nước có thu nhập thấp và trung bình và chiếm 2% GDP ở các nước thu nhập cao. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu riêng về những chi phí, thiệt hại do TNGT liên quan đến rượu, bia. Dù vậy, thống kê của một số nước như: thiệt hại do TNGT liên quan đến rượu bia ở Mỹ là 51,1 tỷ USD; Nam Phi là 14 triệu USD (chiếm 30% tổng chi phí cho hệ thống y tế) và Thái Lan là 1 tỷ USD (chiếm 30% tổng chi phí do TNGT nói chung)... cho thấy thiệt hại do TNGT liên quan rượu bia là rất lớn.

 Còn tại Việt Nam, theo báo cáo tình hình tai nạn thương tích định kỳ của ngành Y tế, tỷ suất mắc TNGT toàn quốc qua các năm 2002 – 2007 tăng lên qua mỗi năm, riêng năm 2008 tỷ suất mắc TNGT/100.000 dân có giảm nhưng không đáng kể so với năm 2007. Theo bà Nguyễn Ngọc Lan - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế): Năm 2008, có 183.058 trường hợp nhập viện do TNGT, trong đó liên quan đến bia, rượu chiếm 12,6%; đối tượng nam giới chiếm 97%; độ tuổi từ 15 – 19 chiếm tỷ lệ khá cao với 11,5%. Tỷ lệ các trường hợp TNGT có nồng độ cồn trong máu chiếm 4,5% số trường hợp bị TNGT. Tuy nhiên theo bà Nguyễn Ngọc Lan, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với thực tế, bởi mới chỉ có 35 bệnh viện trên cả nước lập báo cáo theo dõi hàng năm.

 Còn theo điều tra ban đầu về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia tại 3 tỉnh, thành là Yên Bái, Đà Nẵng và Bình Dương do Trường Y tế cộng đồng thực hiện trong năm 2007, 64 – 93% người đã từng điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia; đa số người dân không nắm rõ Luật GTĐB hạn chế việc sử dụng rượu, bia đối với người điều khiển và khoảng 40% cho rằng “sẽ thực hiện quy định không sử dụng rượu bia nếu có sự giám sát của cảnh sát”. 

 

 

  Đánh giá đúng mức

 Theo ông Nguyễn Trọng Thái - Phó chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia: Trong tất cả các lĩnh vực giao thông như đường sắt, đường thuỷ, hàng không và đường bộ, pháp luật đều có quy định giới hạn về nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển phương tiện. Trên thực tế, việc uống rượu bia có ảnh hưởng rất lớn đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông như: dễ vi phạm các quy tắc giao thông, xử lý tình huống kém làm tăng nguy cơ gây TNGT... Chính vì vậy mà pháp luật Việt Nam đã có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng bia rượu quá nồng độ đối với người điều khiển phương tiện giao thông và mức độ quy định ngày càng chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo ATGT và hạn chế TNGT.

 Nếu trong Nghị định số 36/CP năm 1995 quy định “Nghiêm cấm người lái xe đang điều khiển trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80mmg/100mml máu hoặc 40mmg/1 lít khí thở hoặc các chất kích thích khác” (điểm b, khoản 1, điều 29) thì  trong Luật GTĐB sửa đổi năm 2008 vừa được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2009 đã quy định nghiêm ngặt hơn: “Nghiêm cấm người điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Nghiêm cấm người điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mmg/100mml máu hoặc 0.25mmg/1lít khí thở” (Khoản 8, điều 8). Luật GTĐB cũng quy định nâng mức phạt tiền, đồng thời bổ sung thêm các quy định như đánh dấu số lần vi phạm trên GPLX, tạm giữ phương tiện... đối với lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định.

 Với mong muốn giúp các nhà hoạch định chính sách và lực lượng cưỡng chế thi hành các quy định của pháp luật về ATGT, chú trọng hơn đến vấn đề rượu bia liên quan đến TNGT, đồng thời xây dựng một số biện pháp khả thi ngắn hạn giúp người dân nhận thức được hậu quả của việc uống bia rượu khi lái xe, Uỷ ban ATGT Quốc gia phối hợp GRSP, WHO, Bộ Y tế... tổ chức hội thảo “Rượu bia và TNGT đường bộ”. Ngoài những đại biểu, thành phần của các cơ quan, tổ chức liên quan nói trên còn có sự tham dự của đại diện Uỷ ban Các vấn đề xã hội (Quốc hội), các bộ, ngành liên quan, Ban ATGT 63 tỉnh, thành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội như Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cùng các tổ chức quốc tế và các chuyên gia quốc tế. Hội thảo sẽ mang lại  nhiều ý nghĩa thiết thực, một lần nữa khẳng định những tác hại vô cùng to lớn của việc sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông, góp phần giúp Luật GTĐB 2008 sớm đi vào cuộc sống.

Theo Bạn Đường

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác :
  • Bài giảng và số hóa bộ tài liệu tập huấn bảo vệ an toàn cho hành khách khi đi xe buýt (28/12/2022)
  • Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (10/07/2020)
  • Sáng tác thơ ngắn hưởng ứng chương trình "Doraemon với An toàn giao thông" (02/04/2019)
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và Đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8 (20/07/2016)
  • Hà Nội sẽ phân luồng lại một số tuyến vận tải (25/04/2016)
  • Kiểm tra sức khỏe của lái xe, tăng cường công tác quản lý bến xe và chấn chỉnh hoạt động kiểm định phương tiện giao thông (05/06/2014)
  • Tài xế xe buýt vi phạm giao thông sẽ bị ghi hình (15/03/2013)
  • Gần 150 đạo chích xe buýt, bệnh viện sa lưới (03/01/2013)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án