Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
An toàn giao thông

Rượu, bia đã có từ lâu đời trong đời sống của cộng đồng dân cư trên thế giới, ít có nước nào người dân không sử dụng rượu, bia vào những dịp vui và lễ tết. Đối với Việt Nam, rượu, bia đã trở thành loại văn hóa ẩm thực không thể thiếu được của người dân. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay tình trạng thanh niên lạm dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã và đang trở thành nguy cơ gây ra nhiều vụ TNGT.

Thực trạng đáng báo động

 Qua theo dõi và thông qua các kết quả nghiên cứu ban đầu của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho thấy, hiện nay thanh niên lạm dụng rượu, bia có xu hướng tăng về số lượng và mức độ. Một nghiên cứu vào năm 2005, ở TP Hồ Chí Minh với 200 sinh viên cho kết quả sau: Có tới 78,5% số sinh viên được hỏi, trả lời đã từng uống rượu - bia, chỉ có 21,5% chưa bao giờ uống, trong số đã từng uống chỉ có 15% là đã bỏ.

 Trên thực tế, đối tượng thanh niên uống rượu, bia ngày càng mở rộng về đối tượng, cả nam và nữ, không trừ đối tượng nào, tất cả thanh niên các vùng. Điều đáng báo động là số lượng thanh niên lạm dụng rượu, bia có xu hướng tăng, uống nhiều lần trong ngày, trong tháng và có hứng thú khi uống; thanh niên đã uống rượu, bia đắt tiền (sản xuất ở nước ngoài) tương đối phổ biến, nhất là thanh niên các đô thị lớn; không gian uống rượu, bia được mở rộng, cả lúc vui và cả lúc buồn, cả trong ngày lễ tết và cả trong các ngày thường. Cũng kết quả của cuộc điều tra trên cho thấy: Có tới 70,9% số sinh viên được hỏi cho biết: bản thân đã từng uống rượu, bia từ 1 lần/tuần đến vài lần/tuần, uống 1 lần/tháng đến vài lần/tháng và đáng lưu ý trong số đó có tới 3,1% trả lời là uống hàng ngày.

 Một thực trạng cũng cần nói tới là: Đa số thanh niên uống rượu, bia là do thụ động. Kết quả điều tra trên cho thấy: Có tới 70% số sinh viên được hỏi trả lời là đến với rượu, bia là do người khác mời rủ, chỉ có 15% trả lời là tự mình tìm đến và 15,0% không nhớ là mình đến bằng con đường nào.

 Theo các điều tra của ngành Y tế ở Việt Nam, nghiện rượu gây tử vong chiếm khoảng 60% những ca TNGT, từ 10 đến 20% số tai nạn lao động và 25% số tử vong do tự sát.

 Cần thêm những giải pháp

 Thực trạng thanh niên uống rượu, bia vẫn tham gia giao thông là khá phổ biến. Đã đến lúc Đoàn, Hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình để ngăn chặn thanh niên uống rượu, bia tham gia giao thông.

 Trước hết, cần thống nhất các quan điểm và nhận thức của các cấp bộ Đoàn, Hội cũng như của đội ngũ cán bộ là giải pháp quan trọng hàng đầu. Đây là giải pháp có tính quyết định và chi phối công tác lãnh đạo, chỉ đạo và hoạt động của Đoàn, Hội.

 Theo đó, các cấp bộ Đoàn, Hội cần thống nhất một số quan điểm sau: Thứ nhất, phòng chống lạm dụng rượu, bia trong thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của các cấp bộ Đoàn, Hội. Thứ hai, phòng chống lạm dụng rượu, bia là nhằm chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho thanh niên và trực tiếp là hạn chế TNGT, chống gây thương tích cho thanh niên. Thứ ba, công tác phòng chống lạm dụng rượu, bia phải trở thành công việc cấp bách, thường xuyên, liên tục và phải được chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của các cấp bộ Đoàn, Hội.

 Đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ, hành vi đúng đắn của thanh niên với rượu, bia thông qua các giải pháp truyền thông để làm cho thanh niên biết những tác hại đến sức khỏe và những hậu quả xã hội do việc lạm dụng rượu , bia gây ra. Công tác truyền thông phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và quyền được tiếp cận luật pháp quy định về sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

 Đi đôi với việc truyền thông làm cho thanh niên biết là việc giáo dục làm cho thanh niên hiểu sâu sắc về tác hại đối với sức khỏe và hậu quả đối với xã hội của việc lạm dụng rượu , bia.

 Để hạn chế, đẩy lùi hiện tượng lạm dụng rượu, bia trong thanh niên, trước hết các cấp bộ Đoàn, Hội cần có cách tiếp cận mới đối với thanh niên. Đó là chuyển từ phương pháp chỉ coi tổ chức là chủ thể sang phương pháp phải coi thanh niên cũng là chủ thể trong công tác phòng chống lạm dụng rượu, bia. Đồng thời phải thay đổi cách ứng xử với thanh niên: từ cách áp đặt, thuyết giảng, thiếu coi trọng sang cách để thanh niên tự chủ, cùng tham gia, cùng trao đổi, cùng thảo luận; từ phương pháp nói cho thanh niên nghe sang phương pháp nghe thanh niên nói và giải thích cho họ hiểu; từ phương pháp cán bộ nói cho thanh niên nghe sang phương pháp tương tác; từ phương pháp dắt tay chỉ việc sang phương pháp định hướng để thanh niên tự làm...

 Ngoài ra, cần được tăng cường công tác chỉ đạo và thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Hiện nay, Đoàn, Hội đang triển khai nhiều phong trào và cuộc vận động. Do đó, cần lồng ghép cuộc vận động thanh niên không lạm dụng rượu, bia với các phong trào khác. Cụ thể là gắn liền với cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông”, “Thanh niên đồng hành cùng với ATGT” , “Thanh niên sống đẹp” . Các cấp Đoàn, Hội cần đề ra các quy định như: Tổ chức không uống rượu, bia trong các hội nghị, cán bộ không uống rượu, bia trong ngày làm việc. Cần tổ chức ký cam kết giữa các cơ sở Đoàn, Hội; thanh niên ký cam kết không lạm dụng rượu, bia. Các cấp bộ Đoàn, Hội cần đưa cuộc vận động không lạm dụng rượu, bia vào chỉ tiêu thi đua.

                                                      Theo báo GTVT

Các tin khác :
  • Bài giảng và số hóa bộ tài liệu tập huấn bảo vệ an toàn cho hành khách khi đi xe buýt (28/12/2022)
  • Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (10/07/2020)
  • Sáng tác thơ ngắn hưởng ứng chương trình "Doraemon với An toàn giao thông" (02/04/2019)
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và Đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8 (20/07/2016)
  • Hà Nội sẽ phân luồng lại một số tuyến vận tải (25/04/2016)
  • Kiểm tra sức khỏe của lái xe, tăng cường công tác quản lý bến xe và chấn chỉnh hoạt động kiểm định phương tiện giao thông (05/06/2014)
  • Tài xế xe buýt vi phạm giao thông sẽ bị ghi hình (15/03/2013)
  • Gần 150 đạo chích xe buýt, bệnh viện sa lưới (03/01/2013)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án