Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Ngày 19/8/2009, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Tờ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hai nội dung Bộ Tư pháp cho rằng chưa phù hợp với pháp luật hiện hành đã được đưa ra khỏi Dự thảo.

Bộ GTVT tiếp tục đề nghị Chính phủ báo cáo Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm việc áp dụng mức phạt tiền cao hơn mức quy định chung đối với một số hành vi vi phạm tại điểm “nóng” về giao thông là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

 Mức phạt tiền cao hơn tại 2 đô thị lớn: Tiếp tục đề nghị Quốc hội cho làm thí điểm

 Bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GTVT, thành viên Ban soạn thảo Dự thảo cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ GTVT phối hợp với UBND hai thành phố nghiên cứu mức phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB cao hơn để đưa vào Dự thảo Nghị định trình Chính phủ, Ban soạn thảo đã bổ sung nội dung này vào Dự thảo.

 Tuy nhiên, sau khi gửi xin ý kiến các bộ ngành, nhận được văn bản của Bộ Tư pháp không tán thành vì vi phạm điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và số lượng người thu nhập thấp tại hai thành phố này còn khá lớn... Ban soạn thảo cho rằng chưa đủ cơ sở thực hiện và đã rút nội dung này ra khỏi Dự thảo lần cuối trình Chính phủ.

 Mặc dù vậy, đứng trên phương diện quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Ban soạn thảo vẫn đồng tình với đề nghị tăng mức phạt của hai thành phố. Bởi cùng một hành vi vi phạm nhưng tại nơi lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông cao trong khi kết cấu đường sá chưa đáp ứng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hậu quả sẽ khác xa nếu hành vi đó xảy ra tại các địa phương mật độ dân cư thưa thớt... Ban soạn thảo đề nghị Chính phủ báo cáo UBTVQH cho phép CP thực hiện thí điểm áp dụng mức phạt tiền cao hơn tại 2 đô thị lớn.

 Ở một góc độ khác, bà Hiền cho rằng cần sớm ban hành Nghị định để đưa Luật GTĐB mới sửa đổi đi vào cuộc sống. Nếu vẫn để các vấn đề vượt thẩm quyền Chính phủ và còn nhiều quan điểm trái chiều vào nội dung Dự thảo sẽ khiến thời gian ban hành Nghị định kéo dài...

 Bổ sung trách nhiệm chủ sở hữu phương tiện

 Liên quan tới nội dung lần đầu được đưa ra trong dự thảo: Phát hiện vi phạm giao thông bằng nghiệp vụ ghi lại hình ảnh và biển số phương tiện nhưng không xác định được người sử dụng thì chủ phương tiện phải chịu hình thức xử phạt bằng tiền với vi phạm đó, sau khi tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp, Ban soạn thảo đã thống nhất sửa đổi cho phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và thực tế. Theo đó, Dự thảo lần cuối của Nghị định đã bổ sung nghĩa vụ của chủ phương tiện “phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm” vào khoản 2 Điều 52.

 Các lực lượng cảnh sát và công an xã có quyền xử phạt

 Dự thảo quy định cảnh sát khác và công an xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ do nhiệm vụ và thẩm quyền của các lực lượng này luôn gắn liền với nội dung đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và giao thông đường bộ.

 Trên thực tế, thời gian qua, rất nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đã được các lực lượng này phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Năm 2008, cảnh sát khác và Công an xã đã xử phạt trên 280 nghìn vụ vi phạm, phạt tiền trên 52 tỷ đồng. Các hành vi này chủ yếu xảy ra trong các khu dân cư, đô thị, các tuyến đường tỉnh, huyện nơi mà lực lượng cảnh sát giao thông vốn rất mỏng chưa đủ quân số tuần tra kiểm soát thường xuyên.

 83 nhóm hành vi sẽ bị phạt nặng hơn từ 50 đến 150% mức phạt hiện nay

 Dự thảo Nghị định được xây dựng tương tự bố cục của Nghị định 146/2007/NĐ -CP đang được áp dụng gồm 4 chương và 54 điều. Trong đó sửa đổi bổ sung 12 hành vi vi phạm quy tắc giao thông, 4 hành vi về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, 3 hành vi về phương tiện, 2 hành vi về người điều khiển, 4 hành vi về vận tải đường bộ, 6 hành vi khác liên quan đến giao thông đường bộ như cản trở người thi hành công vụ, quản lý và sử dụng tiền phạt...

 Về mức phạt, Dự thảo quy định tăng khung tiền phạt với 83 nhóm hành vi vi phạm với mức tăng từ 50 tới 150%. Riêng với nhóm hành vi vi phạm Luật GTĐB năm 2008 trùng với quy định xử phạt trong quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đô thị quy định tại Nghị định 23/2009/NĐ - CP thì áp dụng mức phạt của Nghị định 23.

 Về quy định xử phạt người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm, dự thảo giữ nguyên mức phạt từ 100 tới 200 nghìn đồng và nhận được sự đồng thuận cao từ các bộ, ngành.

                                               (theo GTVT)

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án