Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
An toàn giao thông

Ùn tắc gia tăng, TNGT liên tiếp xảy ra, người dân “nhờn luật”... - thực trạng trên đang khiến giao thông Thủ đô vốn đã “nóng” lại càng thêm “nóng” vào những ngày cận Tết.

2 tuần, xử lý gần 18.000 trường hợp vi phạm trật tự ATGT

Số lượt vi phạm TTATGT bị xử lý luôn tăng cao sau mỗi đợt cao điểm xử lý vi phạm có lẽ không gây ngạc nhiên với bất kỳ ai quan tâm đến thực trạng giao thông tại Hà Nội - đầu mối giao thông của cả nước.

Con số hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn lỗi vi phạm bị xử lý sau mỗi lần “ra quân” của các lực lượng chức năng chỉ khiến nhiều người nghĩ đến việc “nhờn luật” của người dân. Thống kê cho thấy, trong vòng 2 tuần (từ 29/12/2009 - 11/1/2010), lực lượng CSGT thành phố đã tiến hành kiểm tra, xử lý 17.811 trường hợp vi phạm, trong đó có hơn 4000 lỗi không đội MBH, hơn 2000 lỗi không thắt dây an toàn, 1456 trường hợp đi sai phần đường..., phạt tiền hơn 2 tỷ đồng, tạm giữ 56 ôtô, 248 môtô, 32 xe xích lô, 52 xe ba bánh tự gióng và 3.861 bộ giấy tờ. “Xử phạt tăng với chúng tôi không phải là điều đáng mừng, càng không phải là thành tích” - Đại uý Phạm Hùng, Đội trưởng đội Khám nghiệm Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Hà Nội chia sẻ. “Với chúng tôi, điều này chỉ nói lên một điều: Người dân đang dần “thờ ơ” với việc bị xử phạt hay nói cách khác là “nhờn luật”.

Quy định TTATGT không được tôn trọng thì việc xảy ra TNGT cũng là dễ hiểu. Số liệu thống kê của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Hà Nội cho thấy chỉ trong vòng 2 tuần, toàn thành phố đã xảy ra 32 vụ TNGT, làm 27 người chết, 12 người bị thương. Địa bàn có số vụ TNGT gia tăng là quận Hoàng Mai, huyện Từ Liêm, Đông Anh, Phúc Thọ, Thường Tín... Đại uý Phạm Hùng cho biết, nguyên nhân của các vụ tai nạn này chủ yếu xuất phát từ việc chạy quá tốc độ, đi sai phần đường và vượt, chuyển hướng sai quy định của các phương tiện.

Ùn tắc “tràn” thành phố

Nói đến giao thông Hà Nội những ngày này mà không nhắc đến ùn ách thì quả là một thiếu sót lớn. Theo ghi nhận của phóng viên Báo GTVT, những ngày gần đây, tại nhiều phố Hà Nội, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể xảy ra ùn tắc. Bạch Mai, Đại La, Trương Định - những tuyến phố có khung đường hẹp, vỉa hè thường xuyên bị lấn chiếm để kinh doanh nên từ sáng đến chiều tối, mặc dù lực lượng CSGT và lực lượng an ninh, trật tự phường liên tục hoạt động nhưng tình trạng ùn tắc không có dấu hiệu thuyên giảm.

 

Những tuyến phố như Đê La Thành, Tràng Thi, Kim Mã, Hai Bà Trưng... cũng thường xuyên xảy ra cảnh ùn ứ. Tại các tuyến phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Lương Văn Can. .. vào thời điểm này, nhiều lúc, đèn tín hiệu giao thông dường như không còn ý nghĩa. Không có cảnh sát là người chen ngang, kẻ chen dọc, vỉa hè biến thành lòng đường... Có chỗ, lực lượng CSGT vô cùng vất vả cũng chỉ gỡ được tắc và cố gắng duy trì tình trạng... ùn.

Được biết, chỉ tính riêng 2 tuần đầu năm mới 2010, toàn thành phố đã xảy ra tới 14 vụ ùn tắc nghiêm trọng (tăng 9 vụ so với hai tuần trước liền kề), trong đó có tới hơn 10 vụ là do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành, 1 vụ ùn ứ kéo dài 4 tiếng tại QL1B-Pháp Vân là do lưu lượng phương tiện tăng đột biến đúng vào giờ cao điểm.

Đi đúng làn, không phóng nhanh vượt ẩu để bảo vệ mình

Trên thực tế, dịp cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao, các hoạt động vận tải cũng theo đó mà tăng. Cuối năm cũng là dịp tổng kết, liên hoa diễn ra khắp nơi nên tình trạng uống rượu bia rồi tham gia điều khiển phương tiện là điều khó tránh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến gia tăng ùn tắc và tai nạn. Đại úy Phạm Hùng khuyến cáo, người dân tham gia lưu thông trên đường vào dịp này nên hết sức chú ý, không nên phóng nhanh vượt ẩu, sai làn đường (theo phân tích điều tra tai nạn, đây là 1 trong 3 nguyên nhân dẫn đầu trong các vụ TNGT từng xảy ra) nhất là tại các tuyến quốc lộ và ngoại thành Hà Nội.

Cùng với đó, để tạo điều kiện cho người dân khi tham gia giao thông, các cơ quan QLNN chuyên ngành cần thường xuyên kẻ lại vạch sơn phân làn trên các tuyến đường, chỉnh trang, bổ sung biển báo giao thông.

                                                           Theo Tintuc online

Các tin khác :
  • Bài giảng và số hóa bộ tài liệu tập huấn bảo vệ an toàn cho hành khách khi đi xe buýt (28/12/2022)
  • Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (10/07/2020)
  • Sáng tác thơ ngắn hưởng ứng chương trình "Doraemon với An toàn giao thông" (02/04/2019)
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và Đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8 (20/07/2016)
  • Hà Nội sẽ phân luồng lại một số tuyến vận tải (25/04/2016)
  • Kiểm tra sức khỏe của lái xe, tăng cường công tác quản lý bến xe và chấn chỉnh hoạt động kiểm định phương tiện giao thông (05/06/2014)
  • Tài xế xe buýt vi phạm giao thông sẽ bị ghi hình (15/03/2013)
  • Gần 150 đạo chích xe buýt, bệnh viện sa lưới (03/01/2013)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án