Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
An toàn giao thông

Dịp Tết là lúc mật độ đi lại tăng lên đột biến, người nào cũng vội về quê hoặc đi trả phép. Đây cũng lúc cỗ bàn nhiều, mọi người thường ăn no uống say rồi leo lên ô tô hoặc xe máy phóng bạt mạng cho nên dễ gây ra những tai nạn

Theo thống kê của UBATGTQG, năm 2009 vừa qua, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người.

Đây chỉ là con số tương đối, bởi nhiều vụ tai nạn giao thông làm bị thương, chết người diễn ra mà người dân không báo cáo với các cơ quan chức năng biết. Kể từ ngày Chính phủ thành lập UBATGTQG đến nay, chưa có năm nào tỉ lệ người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000 người. Vào dịp Tết nguyên đán, do đi lại nhiều, tai nạn giao thông thường diễn ra nghiêm trọng hơn ngày thường. Vì vậy mọi người dân hãy nâng cao ý thức cảnh giác khi đi ra đường, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường tuần tra để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông xảy ra trong những ngày Tết sắp tới.

Hễ đến cuối năm, nghe con số thống kê về những vụ tai nạn giao thông, con số người bị thương, bị chết, ai cũng thấy “kinh hoàng” và bị “sốc” thật sự. Nếu đem kể ra tỉ mỉ, chi tiết từng vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đầy thương tâm trong năm vừa rồi thì đúng là không có bút mực nào nói cho thấu. Hậu quả, thiệt hại, mất mát, thương đau do tai nạn giao thông gây ra cho nạn nhân, thân nhân, xã hội, đất nước ta không thể lường hết, tính toán hết được.

An toàn giao thông trở thành vấn đề rất nóng bỏng và bức xúc, hết sức bức thiết trong đời sống xã hội của nước ta. Các cấp, các ngành từ địa phương đến Trung uơng, nhiều năm qua, cũng nhận thức rất rõ về vấn đề này và đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, biện pháp để kiềm chế, giảm dần tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông được triển khai rầm rộ và thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Nội dung an toàn giao thông được đưa vào giảng dạy trong trường học. Bộ giao thông vận tải mạnh dạn trưng cầu, lấy ý kiến của người dân, điều chỉnh mức phạt đối với các trường hợp vi phạm an toàn giao thông,theo hướng tăng lên, nghiêm hơn, bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng xe gắn máy, mô-tô đều phải đội ngũ bảo hiểm. Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông được tăng cường, tuần tra liên tục, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Những cố gắng, nỗ lực rất đáng ghi nhận ấy của cả hệ thống chính trị, dường như vẫn chưa đủ lực, đủ sức mạnh để đẩy lùi, cải thiện đáng kể tình trạng tai nạn giao thông, vốn rất phức tạp và tồn tại quá lâu.

Bấy lâu nay, chúng ta thường hay nói đến nguyên nhân cơ bản, dẫn đến việc chấp hành Luật giao thông không nghiêm, tai nạn giao thông nhiều, đó là do ý thức của người tham gia giao thông còn quá thấp kém. Đối với người dân quê, vùng sâu, vùng xa, do điều kiện, hoàn cảnh,  không có hiểu biết về luật giao thông thì đã đành. Nhưng thật buồn thay, không ít cán bộ, kẻ có học, nhiều học sinh, sinh viên, được học hành bài bản, tiếp thu rất nhiều kiến thức về an toàn giao thông thế mà khi tham gia giao thông vẫn “phớt lờ” luật lệ giao thông và ngang nhiên vi phạm để rồi gây hậu họa cho người cùng tham gia giao thông và bản thân.

Do lịch sử để lại, ý thức của con người Việt Nam trong nhiều việc, nhiều quan hệ nói chung và ý thức về chấp hành luật lệ giao thông nói riêng thường không ổn định, vững chắc, dễ bị nhai nhạt, thay đổi nhanh chóng. Đơn cử như, khi vắng bóng lực lượng cảnh sát ở các điểm đường giao nhau, nơi đông đúc, thì chúng ta chẳng lạ gì cảnh nhiều người cứ ngang nhiên vượt qua đèn vàng, đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. Chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, người chết, người bị thương đều trong tình trạng quá say xỉn, có cánh đàn ông chỉ sợ hãi lúc đó thôi, còn sau đấy, gặp lúc vui lại đua nhau, uống say bí tỉ, nhưng vẫn giành điều khiển phương tiện, đi nhanh mấy vẫn cứ thấy chậm. Gần đây, ở các thành phố lớn , xảy ra hành loạt vụ tài xế chống người thực thi pháp luật, cảnh sát giao thông túyt còi, ra hiệu cho xe dừng lại để kiểm tra, xử lý vi phạm, nhưng nhiều tài xế, nhất là tài xế tắc- xi, coi trời bằng vung, ngang nhiên nhấn ga, lao tới, tông thẳng vào cảnh sát, chơi cho bõ ghét, cho đáng đời nó.

Để có được một nền tảng ý thức về giao thông mang tính toàn diện và sâu rộng không hề đơn giản chút nào. Điều đó đòi hỏi công tác tuyên tuyền, giáo dục về luật lệ giao thông cần được tăng cường hơn nữa, về cả bề rộng lẫn chiều sâu, nhất là tập trung vào giới trẻ, không chỉ nơi thành thị mà còn  đến được vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bởi lẽ, tình trạng tai nạn giao thông ở các tỉnh, huyện miền núi, mấy năm nay (theo báo cáo của UBATGT các tỉnh) đang có chiều hướng tăng nhanh, một phần là do đồng bào thiểu số, thanh thiếu niên nơi đó thiếu kiến thức, hiểu biết về luật lệ giao thông. Cứ ngồi xe gắn máy, là họ phóng ào ào, chẳng thèm tránh né ai cả. Xảy ra tai nạn chết người, mà họ vẫn tỉnh bơ, coi như không biết gì về hậu quả, trách nhiệm của bản thân.

Giáo dục, tuyên truyền ý thức vẫn chưa đủ. Đi đôi với nó phải là những chế tài, cách xử lý đủ mạnh để  kiểm soát, răn đe, điều chỉnh ý thức và hành vi của những người tham gia giao thông. Chúng tôi cho rằng, các mức phạt đối với những vi phạm giao thông thường gặp như không đội mũ bảo hiểm, chở ba, chở bốn, vượt đèn đỏ, đánh võng lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá khổ, quả tải,  lấn chiếm lòng lề đường, điều khiển xe trong tình trạng say xỉn, có nồng độ cồn vượt mức cho phép...đều nên phạt tăng lên gấp đôi, gấp ba so với mức hiện tại. Đánh mạnh vào túi hầu bao của mọi người cũng là biện pháp đem lại hiệu quả.

Theo thống kê, 70% số vụ tai nạn giao thông những năm gần đây là do phương tiện xe máy gây ra. Phần nhiều, người gây tai nạn giao thông trong tình trạng có men bia, rượu, không làm chủ được phương tiện, tốc độ. Riêng trường hợp này, thì không chỉ có phạt tiền, giữ xe, khắc phục hậu quả mà còn có biện pháp mạnh và đồng bộ hơn nữa, chẳng hạn buộc thôi việc đối cán bộ công chức,  truy tố hình sự, bỏ tù. Lâu nay, ở nước ta có tình trang “che chắn” cho nhau, những cán bộ gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết người, mà chỉ “xử”  theo con đường nội bộ, đền bù mấy chục triệu, làm giấy bãi nại, thế là xong. Đơn giản, dễ dãi quá dẫn đến tình trạng “nhờn” luật. Đành rằng, khi tham gia giao thông làm sao tránh khỏi những rủi ro, bất trắc, ngoài ý muốn. Tất nhiên, trong những trường hợp đó, chúng ta có cách xử lý linh hoạt, vừa có lý, vừa có tình. Tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra thì nhiều nhưng lại còn có quá  ít vụ việc được đem ra xét xử một cách công khai, rộng rãi. Dường như tính thực thi pháp luật của ta còn yếu? Nếu nhiều vụ tai nạn giao thông sai phạm nặng được xét xử, có đông đảo công chúng đến xem và viết qua báo chí, truyền hình thì chắc tính răn đe đến mọi người sẽ cao hơn.

Nói về hạn chế chủ quan, ngành công an thường nêu lý do: lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông còn quá mỏng, không thể bao sân nổi diễn biến giao thông vốn bộn bề, phức tạp. Vậy thì cần tăng cường đào tạo và tuyển dụng cảnh sát giao thông để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ nặng nề này, nhất là thời điểm áp Tết và sau Tết hằng năm. Khi ý thức, văn hóa chấp hành luật lệ giao thông ở ta chưa cao, thì sự hiện diện, làm việc thường xuyên, rộng khắp của cảnh sát giao thông, là hết sức cần thiết, để chấn chỉnh kịp thời những sai phạm. Thực tế cho thấy, nơi nào có công an hay đi tuần tra, cắm chốt liên tục thì nề nếp, trật tự giao thông nơi đó được chấn chỉnh ngay. Tuy số lượng biên chế tăng lên, ngân sách nhà nước phải chi thêm, nhưng cái được của nó, theo chúng tôi, lớn hơn nhiều so với sự mất mát , thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Bên cạnh đấy, khả năng cơ động, năng lực giải quyết, tính đồng bộ và kiên quyết trong xử lý sai phạm của cảnh sát công an, thanh tra giao thông, ở các nơi còn bộc lộ nhiều hạn chế, cho nên nhiều người mắc sai phạm đâm ra khinh nhờn, những tập quán xấu cứ lập lại, gây tai họa lớn hơn. Thậm chí, có một số cán bộ, chiến sĩ công an còn nảy sinh những việc làm tiêu cực trong xử lý vi phạm giao thông, ảnh hưởng xấu đến ngành, đến xã hội. Tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật ít nhiều bị giảm sút. Cho nên, công tác giáo dục, kiểm tra và xử lý những sai phạm, ý thức trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cần được củng cố, bồi đắp, chấn chỉnh không ngừng. Mặt khác, tình trạng nhiều tuyến đường thành phố, tỉnh lộ, liên huyện, liên xã  bị xuống cấp trầm trọng và chật hẹp, đây cũng nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ít thuyên giảm. Cần kịp thời khẩn trương nâng cấp, sửa chữa và mở rộng lòng đường và mở thêm nhiều con đường nữa khi thấy cần thiết và có điều kiện. Phương tiện xe cộ, lượng người tham gia giao thông ngày càng gia tăng, hiện tại và vài năm nữa thôi, nhiều con đường từ thành phố lớn đến nông thôn trở nên quá tải, chật chội, tai nạn và ùn tắc khó tránh khỏi. Cần có tầm nhìn xa, qui hoạch  bài bản lâu dài đến hàng mấy chục năm sau cho mọi con đường.

Nói tóm lại, giảm dần tai nạn giao thông ở nước ta , nhất là vào dịp Tết, thật sự là một “cuộc chiến” còn đầy cam go, thử thách. Công cuộc đó đòi hỏi mọi người và cả hệ thống chính trị tham gia một cách tích cực, thường xuyên, liên tục, với nhiều biện pháp đồng bộ, thống nhất, gắn tuyên truyền giáo dục về ý thức, văn hóa giao thông với xử lý kiên quyết, triệt để luật pháp.

                                                                    Theo Vnexpress

 

 

 

 

Các tin khác :
  • Bài giảng và số hóa bộ tài liệu tập huấn bảo vệ an toàn cho hành khách khi đi xe buýt (28/12/2022)
  • Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (10/07/2020)
  • Sáng tác thơ ngắn hưởng ứng chương trình "Doraemon với An toàn giao thông" (02/04/2019)
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và Đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8 (20/07/2016)
  • Hà Nội sẽ phân luồng lại một số tuyến vận tải (25/04/2016)
  • Kiểm tra sức khỏe của lái xe, tăng cường công tác quản lý bến xe và chấn chỉnh hoạt động kiểm định phương tiện giao thông (05/06/2014)
  • Tài xế xe buýt vi phạm giao thông sẽ bị ghi hình (15/03/2013)
  • Gần 150 đạo chích xe buýt, bệnh viện sa lưới (03/01/2013)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án